The important & standard post format
Investigationes demonstraverunt lectores legere me lius quod ii legunt saepius. Claritas est etiam processus dynamicus, qui sequitur mutationem consuetudium lectorum.
Investigationes demonstraverunt lectores legere me lius quod ii legunt saepius. Claritas est etiam processus dynamicus, qui sequitur mutationem consuetudium lectorum.
Được thành lập từ năm 2018 bởi hai bạn trẻ Trần Tùng và Bùi Đạt, thương hiệu SEESON gây ấn tượng qua những hình ảnh tối giản nhưng sang trọng, độc lạ và có tính thời trang cao. Mỗi dòng sản phẩm đều mang một thông điệp riêng về công đoạn chế tác và nghệ thuật, đem lại cảm hứng cho những ai quan tâm tới sự tinh tế của thời trang.
Nhưng bên cạnh khâu truyền đi thông điệp, một câu chuyện thương hiệu xuất sắc còn phải được xây dựng nên từ những viên gạch nền tảng.
Trong trường hợp của Seeson, những yếu tố này chính là: sự nhạy bén với thị trường, phát triển sản phẩm và lựa chọn theo đuổi giá trị bền vững.Trong bài viết này, hãy cùng NEXTdigi rút ra những bài học về xây dựng thương hiệu từ case study của Seeson nhé!
Thị trường thời trang tại Việt Nam là một bức tranh nhuốm sắc đỏ với đủ các phân mảnh: các thương hiệu nước ngoài bình dân, cao cấp, thời trang giá rẻ từ Trung Quốc, thương hiệu nội địa,… Tuy nhiên, dưới góc nhìn cận cảnh hơn, trong khi các mảng quần áo, trang sức đều đã được đầu tư thì thị trường kính mắt vẫn còn bỏ ngỏ. Người tiêu dùng chỉ có hai lựa chọn:
(1) Các dòng kính hàng hiệu của nước ngoài như Mont Blanc, Dior,… có mức giá hàng trăm đô trở lên
(2) Các sản phẩm phổ thông bán hàng loạt trên thị trường chỉ với mức giá dưới 500.000đ
Ngoài kính râm ra thì kính mắt ít khi được sử dụng như một phụ kiện thời trang mà chỉ là một công cụ chữa bệnh. Người tiêu dùng thiếu đi các lựa chọn mang cá tính, phong cách và sự sáng tạo. Việc mua một chiếc kính mắt không đem lại trải nghiệm giống như đang mua sắm một sản phẩm thời trang.
Nhận thấy lỗ hổng đó trên thị trường kính mắt, Seeson được ra đời với định hướng là thương hiệu gọng kính thiết kế đầu tiên tại Việt Nam, có mục tiêu giúp người tiêu dùng dần thay đổi góc nhìn về kính mắt và mang đến trải nghiệm thời trang có cá tính hơn.
Chiến lược nhắm vào “đại dương xanh” đã giúp Seeson tự tạo ra một cuộc chơi và chỗ đứng riêng trong thị trường thời trang đầy cạnh tranh, giúp thương hiệu thoả sức toả sáng và khẳng định mình. Việc thấu hiểu những nhu cầu chưa được giải quyết của khách hàng trở thành nguyên liệu tạo nên thương hiệu Seeson độc đáo, hữu ích và có tính kết nối cao với khách hàng.
Trong các hoạt động truyền thông của mình, Seeson vẫn luôn đẩy ra những thông điệp về chất lượng sản phẩm. Giống như hầu hết các thương hiệu thời trang khác, sản phẩm chính là tiếng nói của thương hiệu Seeson. Những đặc tính nổi trội của các dòng kính mắt Seeson là gì?
(1) Bảng màu, kích thước, hình dáng được thiết kế dành riêng cho người Việt Nam, được tạo ra từ những nghiên cứu kỹ lưỡng về kiểu dáng gương mặt và sắc thái da của người Việt.
(2) Gọng kính được làm từ Cellulose Acetate – vật liệu thân thiện với môi trường, có thể phân hủy và không gây hại cho da, đồng thời lên được những màu sắc đẹp, độc và bền.
(3) Mỗi mẫu kính được thiết kế với ý đồ riêng về phong cách, cá tính. Hợp với đường nét khuôn mặt thôi chưa đủ, Seeson mong muốn khách hàng sẽ chọn được mẫu kính phù hợp với cá tính của mình.
Nhìn vào những điểm đặc biệt trên, có thể thấy Seeson đã thành công biến kính mắt trở thành một sản phẩm thời trang được đầu tư kỹ lưỡng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, phong cách,… Khi lựa chọn kính mắt tại Seeson, khách hàng sẽ có trải nghiệm như đang mua sắm một bộ quần áo hay phụ kiện. Không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một sản phẩm vừa vặn với mình, giờ đây, khách hàng sẽ cân nhắc đến cả gu thẩm mỹ, cá tính, địa vị mà chiếc kính sẽ đem lại cho mình.
Ngay từ khi khởi tạo, Seeson đã theo đuổi mô hình kinh doanh thời trang bền vững – một xu hướng vô cùng được quan tâm trong thời gian gần đây. Seeson đã lựa chọn sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và hợp tác với các nhà sản xuất tay nghề cao để tạo ra sản phẩm bền đẹp.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí thời trang L’Officiel, nhà đồng sáng lập Bùi Đạt chia sẻ: “Tôi cho rằng SEESON là một bước đi phù hợp với nền văn minh mua sắm mới – thay vì mua rẻ nhưng phải mua nhiều lần thì người ta đang chuyển sang mua đắt hơn một chút nhưng sẽ dùng lâu dài và thậm chí, có thể không cần phải mua thêm lần nào nữa. Theo tôi, một sản phẩm tốt phải giải quyết được cả ba vấn đề: khẳng định rõ cá tính người dùng, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe. Đó là lý do khách hàng của SEESON không chỉ giới hạn ở những người trẻ thích thời trang.”
Không chỉ lựa chọn theo đuổi một xu hướng đang lên trong ngành, Seeson đồng thời thêm vào trong câu chuyện thương hiệu giá trị cộng đồng, giúp khách hàng có thiện cảm và thêm một lý do để gắn bó với thương hiệu.
Qua case study của Seeson, chúng ta có thể thấy dù thương hiệu là một khái niệm mơ hồ và xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp, một thương hiệu mạnh không thể thiếu những viên gạch vững chắc được tạo nên từ mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm,…Ngoài 3 yếu tố nổi bật kể trên, bạn có nhận ra “viên gạch” nào khác giúp Seeson trở thành một thương hiệu sắc nét không?
Theo: NEXTdigi
Sau khi nhận được vốn đầu tư lớn từ Shark Thuỷ, Soya Garden nhanh chóng mở rộng quy mô lên mức 50 cửa hàng tại trên cả nước. Tuy nhiên việc kinh doanh không hiệu quả, cùng với tác động của dịch bệnh, chuỗi đồ uống này đã phải đóng hơn 90% số cửa hàng. Vậy thì nguyên nhân và bài học từ tình trạng thua lỗ của Soya Garden là gì? Hãy cùng chúng NEXTdigi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!
Trong những năm đầu sau khi mở rộng quy mô, Soya Garden đã khá vội vàng khi đa dạng hoá sản phẩm bằng cách kết hợp với cà phê và trà trong khi thương hiệu vẫn chưa có được sản phẩm đặc trưng cho riêng mình. Việc tập trung phát triển nhiều nhóm món hơn là đẩy mạnh 1 sản phẩm nào đó đã gây phát sinh rất nhiều vấn đề cho 1 thương hiệu mới như Soya.
Khi chưa định hình được sản phẩm chủ lực thì việc mở rộng nhiều món mới khiến mất tập trung trong việc đầu tư nguồn lực nhân sự và tài chính, khi đó cái nào cũng nửa vời. Vì vậy Soya nên tập trung toàn lực để xây dựng ít nhất thành công 1 sản phẩm đặc biệt và đặt nó làm chủ lực để định hình thương hiệu.
Bài học: Cần tập trung vào “cốt lõi” của thương hiệu.
Soya Garden đi vào phân khúc “sang chảnh”, phân khúc này làm giới hạn độ phổ biến của sản phẩm đậu nành khi mà người dân có thể uống đậu nành ở bất kì nơi đâu với giá từ 5k – 10k.
Sứ mệnh của Soya đang đặt ra cho bản thân mình là PHỔ BIẾN sản phẩm được làm từ đậu nành sạch chuẩn Hữu Cơ – “Đi Soya đi” cùng tồn tại song song với “Đi cafe đi” & “Đi trà sữa đi”, nhưng chính việc chọn sai phân khúc khách hàng đã kìm hãm sự phát triển của sản phẩm.
Bài học: Xác định đúng và rõ ràng phân khúc khách hàng phù hợp.
Mọi người có thể biết Soya Garden qua những quảng cáo hoặc thương vụ Shark Tank, nhưng khi hỏi đến Soya Garden có gì ngon thì chắc chắn nhiều bạn chỉ dừng lại ở mức biết cửa hàng đó bán các sản phẩm được làm từ đậu nành.
Đồng thời, các hoạt động marketing được cho là chưa thực sự hiệu quả khi của Soya chỉ tập trung đánh vào tính “healthy” của sản phẩm mà bỏ quên đi hương vị trong khi ngon miệng thường là điều đầu tiên mà khách hàng quan tâm.
Bài học: Cần đẩy mạnh và đầu tư vào chiến dịch truyền thông nhấn mạnh về chất lượng của sản phẩm.
Thực tế thị trường F&B luôn cạnh tranh khốc liệt. Soya Garden có 50 cửa hàng với tốc độ mở chuỗi khá nhanh. Ra đời muộn nhưng có quá nhiều tham vọng nên đã chi nhiều tiền cho các địa điểm cạnh tranh. Chưa kể là tạo ra hoặc thay đổi thói quen sẽ là bài toán khó khăn và thách thức với thời điểm đó đang có trào lưu trà sữa nóng.
Vì vậy để phát triển mạnh, Soya nên có góc nhìn rộng hơn về thị trường F&B của Việt Nam, quan tâm hơn đến việc theo xu hướng, theo nhu cầu, song song với việc tạo ra nhu cầu mới cho thị trường, hay nói cách khác đó chính là học hỏi và thay đổi chứ không xa rời giá trị cốt lõi là sản phẩm từ ĐẬU NÀNH.
Bài học: Phát triển sản phẩm theo xu hướng, theo nhu cầu và tạo nhu cầu mới cho khách hàng.
Vì mở rộng quy mô quá nhanh, chi phí cố định để duy trì 50 cửa hàng quá lớn và chưa kịp setup chuyển hướng kinh doanh online đã khiến Soya khó có thể cầm cự qua nổi mùa dịch và dẫn đến tình trạng đóng cửa phần lớn các cửa hàng.
Việc cắt giảm bớt cửa hàng vì dịch Covid được xem là bước đi để giảm thiểu tổn thất mà dịch bệnh mang lại. Tuy nhiên, Covid-19 đã giúp cho không ít doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của việc thích ứng nhanh, tận dụng sự phát triển của công nghệ để kinh doanh online, xóa bỏ tư duy cũ là nhà hàng cần phải có cửa hàng. Nhưng đối với Soya, để có thể kinh doanh online hiệu quả thì thương hiệu cần giảm giá hoặc có mức giá riêng cho các sản phẩm được bán trực tuyến.
Theo: NEXTdidi
Virtual Reality Marketing (VR Marketing) đang là một trong những công nghệ hàng đầu giúp các doanh nghiệp có thể mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hãy cùng NEXTdigi tìm hiểu 10 chiến dịch VR Marketing đỉnh cao trên thế giới để học hỏi thêm kinh nghiệm để áp dụng cho các chiến dịch của mình nhé!
Giờ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 chiến dịch VR Marketing đỉnh cao nhất trên thế giới
Progressive Insurance đã cùng với Next Now Agency và Match MG để tạo ra ‘Trải nghiệm VR Lake dash’ – một sự kiện sống động cho triển lãm theo chủ đề của họ. Trải nghiệm thú vị này bao gồm vô lăng, bướm ga, ngoài ra chuyển động của bàn tay cũng được cảm nhận một cách chính xác trong trò chơi. Người dùng đeo tai nghe Oculus và tham gia chạy đua để đạt điểm cao nhất. Họ đi thuyền qua các trạm kiểm soát, tăng sức mạnh và tránh chướng ngại vật.
Trong bài viết khác, chúng tôi nói về AIDA trong Marketing – ATTENTION, DESIRE, DEMAND và ACTION. Điều đầu tiên bạn muốn làm là nổi bật giữa đám đông và đây chính xác là những gì trò chơi VR làm! Chiến dịch này đã được coi là một chiến dịch thành công của Progressive Insurance, nó đã thu hút sự chú ý của mọi người.
VR đang được sử dụng phổ biến trong ngành hàng không và Hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) đã tham gia hình thức này. Để giúp truyền thông quảng bá cho các cabin 777-300ER của họ, tại Mbryonic, họ đã làm việc với Acumen để tạo chuyến tham quan thực tế ảo về ‘The Room’, cabin hạng thương gia mới của ANA.
Nó đã được ra mắt tại các sự kiện ra mắt toàn cầu dành cho báo chí và công nghiệp ở Tokyo và London, nơi những người tham dự hầu như có thể bước vào một trong những môi trường chỗ ngồi hạng thương gia lớn nhất trên thế giới và tận mắt trải nghiệm các tính năng độc đáo và sự thoải mái của cabin. Người dùng đeo tai nghe thấy mình đang ở trong sân bay tương lai của ANA trước máy bay 777.
Sau đó, họ được đưa vào khoang hạng thương gia, nơi họ có thể trải nghiệm các tính năng của ghế mới tập trung vào các chủ đề công việc, bữa ăn và thư giãn. Người đeo tai nghe có thể mở và đóng cửa cabin, gọi đồ ăn, thay đổi điều kiện ánh sáng và xem phim trên chuyến bay.
Đây là một công cụ marketing rất sáng tạo và thiết thực cho ANA, vì không phải ai cũng có thể đi máy bay để trải nghiệm các yếu tố khoang hành khách mới. Nó cho phép người dùng trải nghiệm các tính năng của chỗ ngồi thông qua VR nhanh chóng, hiệu quả và quan trọng nhất là đáng nhớ.
Bạn đã bao giờ muốn đi bộ trên mặt trăng trên thực sự chưa? Chà, bạn thật may mắn! Samsung hợp tác với NASA đã tạo ra trải nghiệm VR trọng lực mặt trăng 4D sống động để biến điều này thành khả thi. Người dùng bước vào bộ đồ bay và dây nịt trong khi đeo tai nghe Gear VR. Sau đó, họ đắm mình trong một trải nghiệm hình ảnh và thể chất tái hiện sứ mệnh lên mặt trăng.
Đây có lẽ là trải nghiệm đi bộ trên mặt trăng thực tế nhất! Nhóm thiết kế của Samsung và nhóm Hệ thống giảm tải trọng lực phản ứng chủ động (ARGOS) của NASA đã làm việc để làm cho cảm giác này chính xác nhất có thể, bằng cách thiết lập cho trải nghiệm trọng lực một cách thực tế khi đi bộ trên mặt trăng.
Khám phá một thế giới tương tác 360 ° với đầy những món cacao phong phú của Oreo. Đây là một chiến dịch tiếp thị VR thú vị do công ty kỹ thuật số 360i tạo ra. Nó đưa những người tò mò về quy trình làm bánh kẹo vào một cuộc hành trình kỳ lạ qua một ‘hầm kỳ quan’. Sau khi được vận chuyển qua cổng cookie Oreo kích thước thực, bạn sẽ đến một vùng đất kỳ diệu với đầy những dòng sông sữa và những sáng tạo mới nhất của thương hiệu, bánh Oreo đầy hương vị Cupcake.
Oreo chắc chắn đi trước cuộc đua marketing game, thu hút sự chú ý của khán giả bằng đồ họa vui nhộn trong trải nghiệm này. Video này đánh dấu bước đột phá đầu tiên của Oreo vào VR và có lẽ đây sẽ không phải là video cuối cùng.
Chiến tranh đã khiến 30 triệu trẻ em phải rời bỏ nhà cửa. New York Times đã trình bày chi tiết những câu chuyện bi thảm của họ trong một bộ phim tài liệu nhập vai có sẵn để tải xuống ứng dụng dành cho thiết bị di động và Google Cardboard. Đây không phải là một chiến dịch marketing mà là hoạt động quảng bá được tạo ra bằng cách phân phối một triệu chiếc Google Cardboards miễn phí cho độc giả của họ. Studio VR vrse.works đã phát triển Displaced cho ứng dụng NYTVR.
Chúng đã được phân phối cho hơn 1 triệu người đăng ký New York Time. Bộ phim đã thể hiện xuất sắc những tác động tàn khốc của chiến tranh, đưa bạn vào trung tâm của câu chuyện. Một câu chuyện xứng đáng và một động thái marketing tuyệt vời của NY Times.
Nhà cung cấp cheese mềm Boursin đã tạo ra một trải nghiệm thực tế ảo đưa bạn vào một cuộc hành trình qua một chiếc tủ lạnh chứa đầy những món ăn thú vị. Họ đã thuê công ty BecauseXM và Hammerhead VR để thực hiện dự án. Boursin đã trưng bày trải nghiệm VR Marketing này tại các trung tâm thương mại và sự kiện khác nhau trên khắp Vương quốc Anh.
Nó khá xa hoa đối với một công ty sản xuất cheese và chúng tôi thích nó vì nó đặt ra tiêu chuẩn cao. Việc lắp đặt chúng cũng bao gồm các tia gió để bạn có thể cảm thấy thực sự đắm chìm trong cuộc phiêu lưu này.
Cái này đã xuất hiện khá lâu và đã cũ, nhưng vẫn xứng đáng lọt vào top các sản phẩm kinh điển của VR marketing. Nhà bán lẻ thời trang TopShop đã cung cấp cho các thành viên ở hàng ghế đầu một trải nghiệm mới lạ về buổi trình diễn thời trang độc quyền của họ trong Tuần lễ thời trang London bằng cách sử dụng luồng video 360 toàn cảnh. Những người chiến thắng cuộc thi may mắn được trải nghiệm điều này trong một không gian đặc biệt ở cửa hàng TopShop ở London, mang lại khả năng hiển thị tuyệt vời. Ngoài ra, như một phần thưởng, người dùng có thể tìm thấy cảnh quay từ đằng sau ở trong trải nghiệm. Trải nghiệm này được tạo ra bởi studio Inition ở London VR.
Đây là một công dụng tuyệt vời của công nghệ. Nó được thực thi tốt và là một trong những trải nghiệm đầu tiên trong số những loại trải nghiệm này đối với Oculus.
Thử nghiệm lái xe ô tô thông qua thực tế ảo rất có ý nghĩa nếu nơi bạn ở không có đại lý ô tô gần đó. Thật vui khi thấy Volvo tạo một ứng dụng để hỗ trợ sự ra mắt của chiếc SUV XC90 của họ. Nó đưa bạn vào buồng lái và đưa bạn vào một chuyến đi bình dị qua đất nước. The Verge đã viết rằng mặc dù trải nghiệm hơi mờ nhạt và không chính xác nhưng họ cho rằng đó là một cách sử dụng VR Marketing thông minh.
Chúng tôi cho rằng đây là một động thái tuyệt vời của Volvo – một công ty đã phải vật lộn để có thể xuất hiện hiện đại và phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Bằng cách áp dụng VR theo cách này, họ đã khiến công chúng nhìn thương hiệu của mình theo một cách mới. Nó cũng có thể trở thành tiêu chuẩn mà các ứng dụng lái thử trong tương lai được so sánh, mang lại cho Volvo lợi thế đầu tiên trong ngành VR Marketing.
Một công ty Tequila có thể không phải là người hưởng lợi rõ ràng từ chiến lược VR Marketing, nhưng Patron đã sử dụng sức mạnh của VR để kể một câu chuyện hấp dẫn xung quanh sản phẩm của công ty. Sử dụng kết hợp giữa hành động trực tiếp và đồ họa máy tính, họ đã tạo ra một hành trình 360 theo vòng đời của sản phẩm từ cánh đồng cho đến khi được phục vụ tại một bữa tiệc quyến rũ.
Toàn bộ quá trình sản xuất mất sáu tháng và được phát triển bởi công ty sáng tạo Firstborn, công ty hậu kỳ Legend và công ty thiết kế âm thanh Antfood. Khi Patron thực hiện các sự kiện, họ sẽ mang đến một thiết bị thực tế ảo để cho khán giả thấy quá trình của họ.
Điều này là tốt vì nó mang lại cho người dùng cái nhìn bên trong về quá trình tạo ra Patron’s Tequila. Nó vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục.
Để hỗ trợ sự ra mắt của một khởi động đi bộ đường dài mới, Capra, Merrell đã tạo ra một trải nghiệm VR có tên là Trailscape đưa bạn đi bộ đường dài trên núi nguy hiểm. Những người tham gia đi dọc theo một sân khấu được ánh xạ tới trải nghiệm ảo để tạo ra một cấp độ đắm chìm mới. Chụp chuyển động cho phép các nhà thám hiểm khám phá sườn núi. Các yếu tố xúc giác như lối đi trên dây và ván gỗ lắc, khiến đây trở thành một trong những trải nghiệm VR sống động nhất cho đến nay. Chúng được trình chiếu tại Liên hoan phim Sundance 2015, đây là sản phẩm trí tuệ của Merrell, agency Hill Holliday và Framestore VR Studio.
Trailscape thực hiện tốt công việc tích hợp thương hiệu trong trải nghiệm người dùng mạnh mẽ. Đây không phải là điều chúng ta thường thấy trong trải nghiệm VR. Từ phản ứng của người dùng ta thấy được, họ cũng đã có một khoảng thời gian đáng nhớ.
Trên đây NEXTdigi vừa tổng hợp 10 chiến dịch VR Marketing đỉnh cao, hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới để sáng tạo ra nhiều chiến dịch VR hiệu quả cho thương hiệu của mình.
Theo:NEXTdigi
Thấu hiểu sự phiền muộn, khó chịu của khách hàng khi máy giặt luôn luôn phát ra những tiếng nghe phiền toái trong lúc chúng hoạt động, LG đã cho ra đời dòng sản phẩm mới có tên “LG Centum System “. Được mệnh danh là chiếc máy giặt êm nhất thế giới, nhà LG cũng không thể dùng cách tầm thường như những chiến dịch quảng cáo khác để lăng xê sản phẩm độc đáo của mình. LG đã mời Bryan Berg- một tay chơi bài chuyên nghiệp người Mỹ để hợp tác với chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình.
Theo đó, trong quảng cáo, Bryan Berg đã xếp ngôi nhà bằng lá bài trên chính chiếc máy giặt đang hoạt động của LG. Cách này đã hoàn toàn chứng minh được độ siêu êm của LG Centum System khi một tòa nhà cao tầng bằng lá bài được dựng lên mà không có một lá bài nào bị đổ. Kết quả đã cho ra một video quảng cáo siêu đã mắt người xem và lấy được sự tin tưởng 100% của khách hàng.
LG đã rất khôn ngoan khi mời Bryan Berg hợp tác cho chiến dịch này. Chiến dịch như một mũi tên trúng hai đích, vừa khẳng định độ siêu êm, không gây tiếng ồn của máy giặt LG, vừa giúp Bryan Berg thể hiện đẳng cấp, xác nhận kỷ lục Guinness ngôi nhà cao nhất xây bằng lá bài cao 48 tầng trong 12h. Với kỷ lục đáng nể này của Bryan Berg, LG có thể truyền thông điệp một cách mượt mà “ máy giặt của chúng tôi không hề ồn ào mà vô cùng tinh tế, nó sẽ trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống gia đình hiện đại”.
Nhiều ý kiến cho rằng, LG đã quá mạo hiểm khi thực hiện một video đầy rủi ro như vậy. Chúng ta cùng lật ngược lại vấn đề để xem LG đã mạo hiểm như nào, sẽ ra sao nếu toà nhà của Bryan bị đổ ? “LG Centum System “ cũng chỉ như những chiếc máy giặt thông thường khác, và LG không tránh khỏi tai tiếng là PR sản phẩm quá đà, không trung thực khi quảng cáo sản phẩm, Bryan cũng bị hạ uy tín trong giới xếp bài. Tất cả nếu xảy ra gây không ít tổn thất đến LG. Nhiều người lại cho rằng LG đang làm rất tốt công việc quảng cáo của mình. Họ dám liều lĩnh vì họ tự tin với sản phẩm họ làm ra, và đây chính là mấu chốt giúp LG ghi điểm tuyệt đối trong lòng khách hàng.
Có thể thấy rằng, chính sự tự tin về chất lượng sản phẩm của LG đã biến sự mạo hiểm trở thành một cái kết đẹp trong chiến dịch quảng cáo của họ, từ đó tạo ra một ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đến khách hàng. Chứng kiến tận mắt ngôi nhà xếp bằng lá bài trên chiếc máy giặt đang hoạt động, hầu như không còn khách hàng nào hoài nghi về chất lượng của nó nữa. Các bạn nghĩ sao về cách làm Marketing này? Liệu LG đang mạo hiểm thành công hay đang thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của mình trong cách làm Marketing ?
Theo: NEXTdigi
Định vị và xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ vốn có nguồn lực và ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều những thương hiệu thành công đưa cửa hàng nhỏ lẻ đầu tiên của họ trở thành chuỗi mua sắm nổi tiếng trên toàn cầu.
Nổi bật trong đó phải kể đến UNIQLO, thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản là case study được nhắc đến trong cuốn sách “Marketing Management” của Philip Kotler và Kevin Keller (314-316). Cùng Advertising Vietnam tìm hiểu về cách UNIQLO định vị và xây dựng thương hiệu, từ đó đúc kết ra những bài học phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp.
Định vị và xây dựng thương hiệu là hai chiến lược rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và công ty khởi nghiệp đang từng bước tìm kiếm vị thế của họ trong thị trường. Nếu những thương hiệu nhỏ thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và nắm bắt những cách tiếp thị thông minh, họ sẽ có cơ hội phát triển vững vàng như UNIQLO trong case study dưới đây.
UNIQLO (viết tắt của Unique Clothing Warehouse) là một thương hiệu thời trang được thành lập bởi Tadashi Yanai, hiện là một trong những tỷ phú giàu nhất tại Nhật Bản. Đầu thập niên 1990, với sứ mệnh và tôn chỉ “Made for All” (tạm dịch: Dành cho mọi người), những sản phẩm giá rẻ của UNIQLO trở nên thịnh hành tại Nhật trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang đi xuống. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu nhanh chóng được mở rộng trên toàn nước Nhật và khắp thế giới. Đến năm 2020, doanh số bán hàng của UNIQLO đạt 50 tỷ USD, đưa UNIQLO trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Được truyền cảm hứng bởi thương hiệu thời trang Gap và chủ tịch thời bấy giờ, ông Mickey Drexler, UNIQLO tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào trò chơi chạy theo xu hướng thời trang trên thị trường. Hay nói cách khác, UNIQLO định vị mình là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm thời trang có thể sử dụng lâu dài, đồng thời duy trì sự cân bằng hoàn hảo giữa giá cả và chất lượng. Nhờ đó, UNIQLO trở nên khác biệt trong chính sự “không khác biệt”.
Được truyền cảm hứng bởi thương hiệu thời trang Gap và chủ tịch thời bấy giờ, ông Mickey Drexler, UNIQLO tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào trò chơi chạy theo xu hướng thời trang trên thị trường. Hay nói cách khác, UNIQLO định vị mình là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm thời trang có thể sử dụng lâu dài, đồng thời duy trì sự cân bằng hoàn hảo giữa giá cả và chất lượng. Nhờ đó, UNIQLO trở nên khác biệt trong chính sự “không khác biệt”.
Ngoài ra, thương hiệu cũng sử dụng chiến lược marketing: kết hợp các chiến dịch truyền thông mạng xã hội với các hoạt động khuyến mại tại cửa hàng. Từ đó, thương hiệu có thể kết nối với khách hàng và thúc đẩy họ đến cửa hàng để mua sắm. Tháng 5/2021, thương hiệu ra mắt chiến dịch “LifeWear: Made For All” với sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng nhằm quảng bá triết lý LifeWear – phong cách thiết kế hướng đến việc đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Bắt đầu từ một cửa hàng nhỏ ở tỉnh Tây Nam xa xôi ở Nhật Bản, hiện tại UNIQLO sở hữu trên 2000 cửa hàng trên toàn thế giới. Thành công của “đế chế” thời trang này chỉ ra rằng: khi nguồn lực của công ty còn hạn chế, sự tập trung và nhất quán trong các chương trình tiếp thị trở nên vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, sự sáng tạo để tìm ra những giải pháp tiếp thị mới để thu hút người tiêu dùng cũng là một điều thiết yếu. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý để xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ hiệu quả.
Đối với bất kỳ thương hiệu nào, tập trung phát triển sự độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ là một chìa khóa để thành công. Ví dụ với dịch vụ tạo thư mục lưu trữ và đồng bộ dữ liệu trực tuyến giữa các thiết bị thuộc nhiều hệ điều hành cho người dùng, Dropbox.com đã tạo dựng được vị thế vững chắc khi đối đầu với đối thủ cạnh tranh lớn như Microsoft hay nhỏ như Box.
Các doanh nghiệp nhỏ thường phải tập trung phát triển 1 đến 2 thương hiệu mạnh nhất và những liên tưởng thương hiệu chính làm điểm khác biệt của thương hiệu. Liên tưởng thương hiệu (brand associations) bao gồm tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức, hình ảnh, trải nghiệm, niềm tin, thái độ,… của người tiêu dùng về thương hiệu. Các liên tưởng thương hiệu phải được củng cố một cách nhất quán trong suốt các chiến lược marketing. Chẳng hạn, bắt nguồn từ văn hóa lướt ván và trượt tuyết, thương hiệu đồ thể thao Volcom đi theo tôn chỉ “Youth Against Establishment” (tạm dịch: Tuổi trẻ chống lại những áp đặt). Điều này giúp thương hiệu duy trì doanh số bán nhạc, trang phục thể thao và đồ trang sức ổn định trong nhiều năm.
Để branding thành công, doanh nghiệp nhỏ cần tạo ra sự khác biệt trong cách khách hàng có thể tìm hiểu và trải nghiệm thương hiệu. Trong đó, khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm cũng là một cách thu hút khách hàng hiệu quả. Thương hiệu kẹo sô-cô-la tươi See’s Candies đã mời gọi khách hàng đến quầy để nếm thử bất kỳ loại kẹo nào mà họ thích. Khi khách hàng thử kẹo, họ sẽ yêu thích nó và sẵn sàng chi tiền để mua hàng.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng các lợi thế của Internet để tạo độ phủ sóng cho thương hiệu. Thương hiệu có thể sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube để đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng hơn. Đối với một số doanh nghiệp mang tính chất địa phương, marketing di động (mobile marketing) cũng là một chiến lược quan trọng không kém.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lựa chọn các giải pháp quảng cáo và khuyến mại có chi phí thấp, trong số đó có tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth marketing). Thông qua marketing truyền miệng, thương hiệu có thể thiết lập định vị của họ trong thị trường. Ngoài các kênh truyền thông mạng xã hội và quan hệ công chúng (PR), hoạt động khuyến mại và tài trợ cũng là các lựa chọn hiệu quả mà các doanh nghiệp nhỏ không phải “mở hầu bao” quá nhiều.
Phần mềm quản lý ghi chú Evernote đã trở nên phổ biến nhanh chóng nhờ chiến lược marketing lan truyền. Nhiều người dùng đã đóng vai trò “đại sứ” để quảng bá về tính năng lưu trữ, quản lý tất dữ liệu của Evernote và gọi đó là “bộ não bên ngoài” của họ.
Mặt khác, thương hiệu cũng nên tập trung vào việc tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ củng cố mối quan hệ với người tiêu dùng và lan truyền thông tin về sản phẩm đến khách hàng tiềm năng với chi phí thấp.
Về mặt chiến thuật, các doanh nghiệp nhỏ nên tận dụng mọi yếu tố thương hiệu bao gồm tên thương hiệu, logo, bao bì,… Nhờ đó, thương hiệu có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và hình ảnh thương hiệu (brand image). Các yếu tố thương hiệu cần phải thật đáng nhớ, có ý nghĩa và có tiềm năng sáng tạo. Chẳng hạn, bao bì sáng tạo có thể thay thế cho các chiến dịch quảng cáo bằng cách thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tại thời điểm mua hàng. Thương hiệu cà phê GUTA đã thành công ghi dấu trong lòng khách hàng và giành hạng Nhất tại giải thưởng Dieline Awards nhờ vào bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, sáng tạo.
Các liên tưởng thương hiệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng tài sản thương hiệu (brand equity). Chẳng hạn, thương hiệu sữa Việt Vinamilk đã sử dụng uy tín thương hiệu trong lĩnh vực sữa để mở rộng sang dòng sản phẩm mới có liên quan như sữa chua, kem, phô mai và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Việc sử dụng đòn bẩy liên tưởng thứ cấp sẽ thúc đẩy khách hàng trải nghiệm sản phẩm mới nhờ vào những ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu trong quá khứ.
Doanh nghiệp nhỏ nên khai thác yếu tố sáng tạo trong chiến lược nghiên cứu thị trường, qua đó kết nối với khách hàng và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể mở các dự án khóa học tại các trường cao đẳng và đại học ở địa phương, các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận kiến thức chuyên môn từ các sinh viên và giáo sư như cách Durex từng làm tại Việt Nam.
Theo: NEXTdigi
Trong mỗi chiến dịch quảng cáo hiện nay thì âm nhạc là yếu tố quan trọng, không hề thua kém với các ý tưởng sáng tạo và hình ảnh đẹp. Mỗi khi một đoạn nhạc vang lên, khán giả chỉ cần nghe qua vài nốt hay một đoạn là đã đoán được tên sản phẩm được quảng cáo là gì mà không cần thấy hình ảnh. Cũng nhờ vậy mà tinh thần và giá trị của sản phẩm được thẩm thấu một cách tự nhiên vào cảm quan của người nghe. Nổi bật nhất phải kể đến Coca-Cola khi họ đã tận dụng điều này vào chiến thuật marketing.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có gắn thương hiệu có tác dụng rất lớn trong tiếp thị và quảng cáo hơn 59% so với các loại hình quảng cáo khác. Chính vì vậy hiện nay các công ty đang có xu hướng tiếp cận người tiêu dùng thông qua văn hóa đại chúng như âm nhạc, thay vì làm marketing truyền thống như ngày trước. Các thương hiệu nổi tiếng đình đám hiện nay như Starbucks, Cap’n Crunch, Nutella, Lexus… đã và đang lựa âm nhạc để quảng cáo sản phẩm nhằm tạo ấn tượng riêng cho khách hàng thay vì làm quảng cáo truyền thống như trước kia.
Nổi bật trong số đó phải kể đến Coca-Cola khi là thương hiệu nổi bật luôn đi đầu trong mọi xu hướng liên quan đến music marketing. Chính vì vậy mà thương hiệu đã đã thành công và đem lại lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng âm nhạc để đưa hình ảnh của mình đến mọi nơi trên thế giới.
Coca-Cola đã nắm bắt được sở thích và thói quen của khách hàng chính là chìa khóa dẫn đến thành công cho các chiến dịch marketing. Họ nhận ra rằng hầu như mọi người đều có sở thích nghe nhạc và đây là cơ hội để tạo ra những cơ hội quảng cáo vô tận. Thương hiệu này đã biến âm nhạc trở thành linh hồn, quyết định thành bại của một chiến dịch quảng cáo của họ bằng cách thực hiện hàng loạt các chiến dịch music marketing nổi tiếng và đã để lại những ấn tượng khó quên với người tiêu dùng như:
Có thể thấy, việc kết hợp âm nhạc vào một chiến dịch quảng cáo đã trở thành cầu nối, giúp thương hiệu đến gần hơn với mọi người, như lời ông Emmanuel Seuge – người điều hành bộ phận tiếp thị của Coca-Cola: “Âm nhạc là cách giúp chúng tôi chạm đến những đối tượng không thể tiếp cận, nếu dùng cách quảng cáo truyền thống”.
Trải qua nhiều năm làm Music Marketing, Coca-Cola đã đa dạng hóa mọi hình thức có thể làm Music Marketing, như việc phát hành các bài hát quốc ca cho Thế vận hội và EURO Cup, xây dựng nền tảng âm nhạc riêng để kết nối với khách hàng – Coke Studio,… Trong đó tiêu biểu phải kể đến hai chiến dịch mà thương hiệu thực hiện để đẩy mạnh việc quảng cáo dưới hình thức online là sáng tạo ra trang web Coke Studio và mua cổ phần của Spotify, cụ thể:
Music Marketing là phương thức truyền thông với đặc tính lan truyền và khả năng ghi nhớ cao nên đã được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng để giúp người dùng nhận diện thương hiệu dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất của hình thức làm Marketing này là tạo ra những trải nghiệm cảm xúc gắn kết khách hàng với thương hiệu. Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng hình thức marketing này thành công chúng ta cần có sự đổi mới khi sử dụng Music Marketing để không bị hòa lẫn vào các hoạt động tương tự với các thương hiệu khác. Đây chính là thử thách dành cho những người làm marketing cần phải vượt qua!
Theo: NEXTdigi
Để khách hàng nhanh chóng biết tới thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn, không có phương thức nào hiệu quả hơn Viral Marketing. Trên thế giới các doanh nghiệp đã thực hiện nó thành công như thế nào? Cùng tìm hiểu 7 case study dưới đây.
Vào năm 2014, Ice Bucket challenge đã thực sự tạo nên một cơn bão cho cư dân mạng trên toàn cầu. Mục đích của chiến dịch này chính là muốn nâng cao nhận thức về căn bệnh ALS (Bệnh xơ cột bên teo cơ) và để gây quỹ. Chiến dịch nhận được sự lan toả khủng khiếp và thu về 115 triệu đô chỉ trong vòng 2 tháng.
Khi tham gia thử thách này, những người chơi phải dội một xô đầy nước đá lên đầu, tag tên 3 người tiếp theo sẽ thực hiện và quyên góp “tuỳ tâm” vào hiệp hội ALS. Chiến dịch này đã thành công vang dội trên toàn thế giới với 17 triệu người tham gia. Trên thực tế, những người nổi tiếng, ông trùm kinh doanh và hàng loạt các vận động viên đã tham gia, có thể kể đến một số cái tên nổi bật như: Cristiano Ronaldo, Rafael Nadal, Tim Cook, Rihanna, Mark Zuckerberg, Tom Cruise, Bill Gates, Oprah Winfrey và George W. Bush.
Nếu chúng ta phải trao vương miện cho ngôi vị “Vua của viral marketing” thì chắc chắn nhãn hàng Old Spice sẽ nhận được nó vì họ đã có một chiến dịch marketing rất độc đáo và hài hước. Vào năm 2010, công ty này đã khởi động một chiến dịch marketing hoành tráng mang tên “The Man Your Man Could Smell Like” với sự tham gia của Isaiah Mustafa – cựu vận động viên NFL (National Football League giải đấu bóng bầu dục danh cho nam giới tại Mỹ).
Hình ảnh chính trong đoạn video là một người đàn ông rắn chắc điển trai quấn khăn tắm bán thân trong phòng tắm. Anh thuyết phục người xem nữ mua sản phẩm dầu tắm Old Spice cho người đàn ông của họ để có thể trở nên hấp dẫn giống như anh, hoặc ít nhất là có mùi quyến rũ như anh.
Mục đích của quảng cáo này đặc biệt ở chỗ: làm cho nó hấp dẫn đối với phụ nữ – Những người sau đó sẽ thúc giục nam giới mua Old Spice. Đoạn video vừa “phá đảo” Youtube với hơn 54 triệu lượt xem và vẫn đang tiếp tục tăng. Vài tháng sau, 200 video ngắn đã được công ty Marketing Wieden + Kennedy thực hiện với Mustafa.
Trong những video đó, Mustafa đã trả lời các câu hỏi và bình luận của người dùng đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Twitter. Sau đó lượng người theo dõi trên Twitter tăng vọt lên 1000% và hơn 600.000 người thích quảng cáo trên Facebook.
Đây không thực là một chiến dịch marketing tuy nhiên nó lại mang đến một sự thành công đáng kinh ngạc. Quay trở lại năm 2017, một người dùng đã chia sẻ một tweet, trong đó anh hỏi Wendy’s rằng anh ấy cần bao nhiêu tweet để nhận được cốm gà miễn phí trong một năm.
Đáp lại dòng tweet đó, Wendy’s đã trả lời anh ấy rằng “18 triệu”. Carter – người đã chia sẻ dòng tweet đã đăng tải thông tin để tìm kiếm sự trợ giúp từ người dùng Twitter với mong muốn đạt được cột mốc quan trọng đó. Mặc dù không thể đạt được con số cụ thể, nhưng bài đăng của anh ấy đã nhanh chóng trở thành tweet được tweet lại nhiều nhất trong năm đó. Sau khi nhận thấy xu hướng, Wendy’s quyết định thưởng cho sự chăm chỉ của Carter với những gì mà anh ta yêu cầu.
Đây là một ví dụ cổ điển rằng bạn không nhất thiết phải có quảng cáo video “đắt tiền” và lạ mắt để quảng bá thương hiệu của mình. Đôi khi, việc thể hiện sự đồng cảm và kiếm tiền theo xu hướng cũng đủ tốt để tạo ra “những gợn sóng”.
Chiến dịch quảng cáo này của Unilever đã “chạm” đến cảm xúc của phụ nữ trên toàn thế giới theo đúng nghĩa đen. Unilever, vào năm 2013, đã kết hợp với đại lý quảng cáo của mình (Ogilvy & Mather Brazil) để bắt đầu chiến dịch “Real Beauty Sketches” cho Dove. Mục tiêu cốt lõi của chiến dịch là khơi dậy niềm tự hào và sự tự tin cho phụ nữ về ngoại hình của họ.
Unilever đã thực hiện một bộ phim ngắn, trong đó Gil Zamora, một họa sĩ phác thảo được đào tạo bởi FBI, được chứng kiến quá trình vẽ hai bức chân dung của phụ nữ. Một bức chân dung mô tả cách những người phụ nữ nhìn bản thân họ, trong khi bức vẽ còn lại mô tả cách người lạ nhìn họ.
Sau đó, những bức chân dung này được đặt cạnh nhau để so sánh. Có sự khác biệt dễ nhận thấy trong cả hai bản phác thảo. Các bản phác thảo theo mô tả của những người lạ lại hấp dẫn hơn. Unilever muốn truyền tải một thông điệp đơn giản đến phụ nữ chính là “Bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ”.
Dưới đây là những tác động của chiến dịch đó:
Chiến dịch này cho thấy rằng đôi khi bạn không cần phải quảng cáo sản phẩm trực tiếp mà thay vào đó bạn cần khai thác cảm xúc của khách hàng và khiến họ cảm thấy HẠNH PHÚC.
Thành thật mà nói, không ai nghĩ rằng Dollar Shave Club có thể chống lại những gã khổng lồ trong ngành như Gillette. Tuy nhiên, Mark Levin và Michael Dublin lại có những ý tưởng khác. Trong một quảng cáo, Michael đã kể về việc đăng ký sử dụng hàng tháng chỉ với $1. Hơn nữa, công ty này sẽ giao dao cạo râu trước cửa nhà của người đăng ký là một phần của gói.
Phương tiện truyền thông xã hội đã cho thấy sức mạnh của mình và công ty đã nhận được 12.000 lượt đăng ký trong 48 giờ đầu tiên sau khi tung ra quảng cáo. Hơn nữa, các video đã thu hút hơn 4 triệu người xem trong tháng đầu tiên.
Câu lạc bộ cạo râu Dollar đã thay đổi quan điểm của mọi người về các sản phẩm cạo râu. Mọi người đã phải mua những chiếc dao cạo đắt tiền và thậm chí là những lưỡi dao đắt tiền hơn, nhưng câu lạc bộ Dollar Shave đã thay đổi nó một cách đáng kể, đặc biệt là bằng cách cung cấp dịch vụ đăng ký hàng tháng.
Bài học ở đây là gì? Sự sáng tạo và tư duy vượt trội có tác dụng mạnh mẽ hơn những lời xác nhận thương hiệu từ những người nổi tiếng hoặc tuân theo các chiến lược tiếp thị “lạ mắt”.
Always – một thương hiệu vệ sinh phụ nữ thuộc sở hữu của Procter & Gamble đã thay đổi nhận thức của xã hội, đặc biệt là về các vấn đề cụ thể của phụ nữ như tuổi dậy thì. Công ty không nhắm mục tiêu trực tiếp đến khán giả, nói một cách đúng hơn, họ đã cố gắng thay đổi quan điểm “giống như một cô gái”.
Một xã hội mà “thích một cô gái” bị coi là một sự xúc phạm thì Always đã thay đổi câu chuyện này. Trong một đoạn video dài 3 phút, một vài cô gái và chàng trai được yêu cầu đánh nhau, chạy hoặc ném như một cô gái. Trong phần đầu tiên này, những người tham gia đã làm như xã hội mong đợi. Tuy nhiên, trong phần thứ hai, những người tham gia khác nhau (các cô gái) đã thực hiện tất cả những hành vi đó như họ nên làm.
Always tung ra quảng cáo này vào năm 2014 và có hơn 85 triệu lượt xem. Công ty đã cố gắng xóa bỏ định kiến về giới tính và giải thích những gì phụ nữ phải trải qua vì những định kiến này.
P&G cho biết 76% phụ nữ trong độ tuổi 16-24 bắt đầu coi “giống con gái” là một quan niệm tích cực hơn là một sự xúc phạm.
Bài học đặt ra ở đây chính là cần khai thác cảm xúc của mọi người và mang lại sự tích cực và tự tin cho họ. Kết nối cảm xúc với khán giả của bạn là cần thiết.
Nếu bạn là một người hâm mộ bóng đá chân chính, chắc hẳn bạn còn nhớ sự cố mất điện nổi tiếng trong Superdome kéo dài gần 34 phút trong quý 3 của Super Bowl XLVII. Sự cố đột ngột và bất ngờ đã “buộc” các nhà quảng cáo phải đưa ra phương án dự phòng tức thì.
Không ai cả, nhưng Oreo đã đứng vững trước sự kiện này với dòng tweet “đúng lúc” “Mất điện? Không thành vấn đề, ”dòng tweet chỉ bao gồm chú thích (“ Bạn vẫn có thể chìm trong bóng tối. ”) Và chiếc bánh Oreo đơn độc trong ánh sáng mờ.
Công chúng đón nhận thông điệp một cách “sôi nổi” khi có 20.000 lượt retweet và hơn 20.000 lượt thích trên Facebook ngay lập tức. Chà, những con số này ngày nay có thể trông không lớn, nhưng chúng sẽ rất lớn vào thời điểm đó và trong bối cảnh đó. Bên cạnh đó, Oreo luôn giành được vị trí trong danh sách những quảng cáo có tính sáng tạo cao và độc đáo.
Viral marketing không hề dễ dàng đối với bất kỳ marketers hay nhãn hàng nào. Bạn phải suy nghĩ thấu đáo để biến nó thành hiện thực. Bên cạnh đó, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ “viral”. Tuy nhiên, đây là một số yếu tố quan trọng của chiến dịch viral marketing có thể giúp bạn phát triển một chiến dịch cho thương hiệu của mình.
Theo: NEXTdigi
Những chiếc bánh Pizza thơm ngon chứa đựng những câu chuyện thú vị, đúc kết những bài học marketing bậc thầy để có thể trở thành món ăn phổ biến toàn thế giới.
Những người thợ làm bánh đã sử dụng những chiêu thức rất khéo léo, đầy sáng tạo để Pizza trở thành món ăn được yêu thích trên cả thế giới. Ngày nay, những “mánh khóe” đó được gọi là những chiêu marketing bậc thầy.
Sử dụng người nổi tiếng là một trong những phương thức marketing khá phổ biến hiện nay. Nhưng ngay từ thế kỷ 19, lịch sử bánh pizza đã cho thấy cách sử dụng người nổi tiếng một cách khôn ngoan.
Ban đầu, pizza là món ăn bình dân và giới quý tộc hầu như không biết gì về món ăn này. Tuy nhiên, nhận thức đó thay đổi sau một sự kiện. Năm 1889, Hoàng hậu Margherita đến thăm Naples. Người thợ bánh Raffaele Esposito đã dâng lên cho bà một chiếc bánh pizza.
Sau khi thưởng thức, Hoàng hậu vô cùng thích thú. Raffaele Esposito đã có một quyết định khôn ngoan, đặt tên loại bánh pizza đó theo tên của hoàng hậu, đó là Pizza Margherita, loại bánh pizza đầu tiên có tên riêng. Pizza đã chính thức trở thành món ăn của cả giới thượng lưu.
Chưa dừng lại đó, Raffaele còn đưa ý nghĩa văn hóa vào khi giải thích ba nguyên liệu chính Sốt cà chua, Phô mai mozzarella và Lá thơm basil với ba màu đỏ, trắng, xanh chính là 3 màu tượng trưng cho màu cờ nước Ý.
Marketing guru danh tiếng Jack Trout nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những cuốn sách của mình: “Chiến dịch marketing tốt cần phải gắn với những câu chuyện hay”. Và người thợ làm bánh Raffaele Esposito rõ ràng là một marketer tài hoa.
Cuốn sách “22 quy luật marketing bất biến” của Al Ries và Jack Trout dĩ nhiên còn có nhiều điểm khiến giới marketing tranh cãi, tuy nhiên, một trong những quy luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh doanh hiện đại, đó là quy luật số 2: “Là kẻ đầu tiên trong tâm trí khách hàng tốt hơn là kẻ đầu tiên trên thị trường”.
Minh chứng: Người đầu tiên thực sự tìm ra châu Mỹ là Chritopher Columbus. Nhưng trong tâm trí người dân khi đó, người tìm ra châu Mỹ “thực sự” là Amerigo Vespucci. Kết quả: Châu Mỹ – America được đặt theo tên của Amerigo còn Columbus chết trong nghèo khó và tù tội.
Đầu thế kỷ 20, làn sóng di dân của người Ý đến Mỹ ngày càng đông. Món pizza của Ý cũng từ đó được đưa đến Mỹ. Lịch sử ghi danh Gennaro Lombardi, người sau này được mệnh danh là người mang pizza đến Mỹ.
Trên thực tế có nhiều người đã mở của hàng pizza trước cả Lombardi, tuy nhiên, Lombardi là cửa hàng pizza đầu tiên được chính quyền Mỹ cấp phép. Từ đó, ông thỏa sức quảng cáo cho sự “đầu tiên” của mình và được người tiêu dùng ghi nhận. Tên tuổi của Lombardi từ đó đã gắn mãi với lịch sử bánh pizza và ngày nay, quán pizza đầu tiên của Lombardi’s vẫn hoạt động ở New York.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến một chiến dịch marketing đặc biệt của Sony Walkman khi người ta tò mò cao độ bởi hàng loạt thanh niên đi trên phố với đôi tai nghe nhỏ bé cắm vào tai gật gù theo tiếng nhạc. Người nọ truyền tại người kia và tạo thành một chiến dịch viral marketing thành công bậc nhất.
Tuy nhiên trước đó, một thợ làm bánh pizza đã thực hiện một chiến lược gần như y hệt với hiệu ứng không kém, đó là Patsy Lancieri. Trước đó, pizza là món ăn tại chỗ, mọi người đến ăn với dao, nĩa và hầu như chỉ thu gọn trong giới di dân Ý nhỏ hẹp. Patsy muốn mở rộng nhận thức của mọi người về món bánh pizza.
Ông nảy ra ý tưởng cắt bánh pizza thành từng miếng nhỏ, để người tiêu dùng vừa đi vừa ăn và bán như một món ăn mang đi – take away. Patsy cho rằng việc những người khác nhìn thấy một người vừa đi đường vừa ăn nhồm nhoàm những miếng bánh pizza sẽ tạo thành hiệu ứng tò mò về món ăn này. Kết quả đúng như Patsy dự đoán và đưa thương hiệu Pizzaria Patsy’s trở nên nổi tiếng.
Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, một sản phẩm không có sự cải tiến sẽ sớm lụi tàn. Và những chiến dịch marketing dựa trên những sản phẩm thiếu cải tiến sẽ khó có được thành công bền vững. Món pizza đã liên tục trải qua những thử nghiệm và cải tiến để tạo nên những hương vị mới lạ, cách làm mới lạ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Vùng đất New Haven là nơi một thương hiệu pizza nữa được tạo lập dựa trên một câu chuyện độc đáo. Frank Pepe là thợ làm bánh pizza nhưng bị dị ứng với hai nguyên liệu chính yếu làm thành món pizza truyền thống là Cà chua và Phô mai Moza. Đó là lý do ông đã bỏ hẳn hai nguyên liệu này khỏi những món ăn ông làm và cho vào chiếc bánh pizza của ông những nguyên liệu hoàn toàn mới mẻ như sò huyết, tỏi, phô mai làm từ sữa cừu bào mảnh.
Những chiếc pizza của Frank Pepe được khách hàng vô cùng yêu thích và ông đã nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng của mình. Còn bản thân ông thì được ví như một Beethoveen (điếc mà vẫn viết nhạc) trong lĩnh vực pizza.
Ngày nay, những ngôi sao đầu bếp như Ed LaDou đã cải tiến vào đưa vào bánh pizza những nguyên liệu không tưởng như trứng cá tầm hay gan ngỗng để tạo thành những chiếc bánh pizza đắt nhất thế giới.
Nhận thấy món pizza ngày càng được người dân Mỹ ưa chuộng, năm 1958, hai chàng sinh viên trường đại học Wichita là Frank và Dan Carney mở một cửa hàng pizza. Họ không có kinh nghiệm làm nhà hàng, chưa học làm bánh pizza và chỉ khởi nghiệp với 600 đô la vay mượn.
Với quyết tâm kinh doanh cùng một tư duy tươi mới hoàn toàn, họ đã tạo ra bước ngoặt khiến lịch sử pizza thay đổi mãi mãi. Dan Carney kể lại: “Sau khi đề trên biển chữ pizza, tôi thấy chỉ còn lại chỗ trống đủ cho 3 chữ và tôi quyết định lấy cái tên Hut viết nốt vào chỗ trống mặc cho những người khác ngăn cản”.
Sau khi cửa hàng đầu tiên thành công, Pizza Hut phát triển vũ bão. Với tiềm lực tài chính và tầm nhìn của người điều hành, Pizza Hut đã liên tục mở rộng các địa điểm bán lẻ của mình và kích thích nhu cầu đối với món pizza qua những chiến dịch quảng cáo TV rầm rộ. Khi công cụ nhượng quyền kinh doanh ra đời và được McDonald’s áp dụng rất thành công, Pizza Hut cũng lập tức sử dụng công cụ franchise để làm đòn bẩy và mở rộng đế chế của mình.
Ngày nay, Pizza Hut đã mở rộng ra tới gần 13.000 cửa tại hơn 100 quốc gia và là thương hiệu chuỗi của hàng pizza lớn nhất thế giới.
“Hãy tìm ra lãnh địa mà bạn có thể trở thành người dẫn đầu”, đó là cách thức Tom Monaghan đối đầu với Pizza Hut và tạo nên thương hiệu Domino’s. Năm 1960, Tom Monaghan mua lại quán pizza có tên DomiNick’s với 500 USD tiền mặt và 900 USD làm vốn lưu động.
Năm 1965, Tom Monaghan mua thêm 2 cửa hàng pizza nữa và muốn cả ba quán của mình có chung một thương hiệu. Tuy nhiên, chủ cũ của quán không cho Tom sử dụng cái tên DomiNick’s. Tom Monaghan sau đó đã quyết định đổi tên thành Domino, thiết kế logo mới như hình một viên xúc xắc và đó là khởi đầu của một đế chế pizza mới mẻ.
Nhận thấy mình không đủ khả năng để mở rộng chuỗi của hàng như Pizza Hut, Tom đã chọn cho mình một hướng đi khôn ngoan. Ông phát hiện phần lớn các quán pizza tại Mỹ khi đó quảng cáo rằng mình vừa có chỗ ngồi ăn tại quán và vừa có dịch vụ giao tận nhà, chứng tỏ nhu cầu gọi bánh giao tận nhà rất cao.
Tom Monaghan đã nhanh chóng xây dựng những cửa hàng mới gần các KTX đại học, đông sinh viên. Đó là những đối tượng rất thích gọi bánh về nhà ăn. Đồng thời, Tom đã giới thiệu tới các khách hàng rằng Domino’s là thương hiệu chuyên giao tận nhà.
Tuy nhiên, chiến lược tốt không biến chuyển thành thắng lợi sau một đêm. Ban đầu, Tom Monaghan đã phải đối diện với khoản nợ lên tới hàng triệu đô la, vướng vào những cuộc kiện tụng liên miên do mải mê mở rộng đế chế của mình nhằm phục vụ cho dịch vụ giao đến tận nhà.
Điểm đột phá của Domino’s là đã có một quảng cáo được cho là thành công bậc nhất trong lịch sử marketing ẩm thực hiện đại. Đó là chương trình: “30 phút hoặc miễn phí – 30 minutes or free”. Bằng cách đó, Domino’s cam kết giao bánh đến cho khách hàng trong vòng 30 phút hoặc khách hàng có thể tận hưởng bánh hoàn toàn miễn phí.
Chiến dịch đầy rủi ro này đã thành công rực rỡ và đưa tên tuổi của Domino’s gắn chặt vào trong tâm trí người tiêu dùng. Và cho dù sau này chiến dịch bị cấm do quá nhiều tai nạn giao thông xảy đến với người giao bánh của Domino’s nhưng “30 phút hoặc Miễn phí” vẫn là chiến dịch gắn chặt với thương hiệu Domino’s.
Giờ đây, Domino’s đã trở thành thương hiệu chuỗi pizza lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau ông lớn Pizza Hut.
Theo: NEXTdigi
Nếu bạn đã hoặc đang làm sale, thì chúng ta đều quen thuộc với quan điểm rằng bán hàng là “trò chơi với những con số”.
Trung bình cứ 10 lượt tiếp cận mà bạn bán được một đơn hàng thì bạn có khả năng gia tăng đơn hàng nếu số lượt tiếp cận tăng. Đây chỉ là một cách nhìn tương đối đơn giản và trên thực tế thì doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một loạt các yếu tố khác nhau.
Chìa khóa thực sự để thành công trong việc nâng cao doanh số bán hàng nằm ở quan điểm của người bán, góc nhìn và phản ứng của họ đối với cách mọi thứ diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào.
Hãy tưởng tượng rằng một nhân viên bán hàng làm việc trong một môi trường có trung bình 50 khách hàng tiếp cận mỗi ngày. Nếu chiếu theo quan điểm từ ví dụ nêu trên thì người bán hàng sẽ bán được 5 đơn mỗi ngày. Thậm chí, dịp cuối tuần hoặc ngày lễ số đơn có thể lên đến 7,8 đơn. Ngược lại, có những ngày thời tiết xấu hoặc một tình huống bất ngờ xảy ra người bán hàng có thể bán 1,2 đơn hoặc chẳng có đơn nào trong ngày hôm ấy.
Vì vậy, theo cách tính ở trên thì 5 đơn mỗi ngày là con số trung bình và hợp lý nhất.
Điều thú vị mà mọi người ít lưu tâm ở đây là doanh số bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của chúng ta – những người bán hàng!
Doanh số bán hàng sẽ là kim chỉ nam cho chúng ta quyết định liệu đó sẽ là một ngày tốt, xấu hay bình thường như bao ngày khác.
Hãy xem xét 2 ví dụ dưới đây và bạn sẽ nhận thấy tác động mạnh mẽ của góc nhìn cá nhân tới doanh số bán và niềm tin của những nhân viên bán hàng ra sao.
1. Bạn thử nghĩ xem, có 1 ngày tuyệt vời mà bạn có 5 đơn hàng thành công bán hết vèo khi mới chỉ tiếp cận được 10 khách từ sáng sớm. Điều này tác động tâm lý đáng kinh ngạc đến bạn, làm cho bạn thấy đây sẽ là một ngày bán hàng tuyệt vời! Khoa học hành vi chỉ ra đây là “HIỆU ỨNG CUỘN – THE ROLL EFFECT” và hiệu ứng này ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý người bán. Niềm tin dựa trên việc bạn đã đạt được doanh số bán hàng trung bình trong giờ đầu tiên mỗi ngày rằng các vị thần thánh đã chiếu cố và ban cho bạn bạn một ngày tuyệt vời….
The roll effect tạo nên một loạt các hành động, sự kiện không trực tiếp đến người bán hàng như sau:
– Trở nên nhiệt tình và đam mê lớn hơn
– Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt và tích cực hơn
– Cải thiện giọng nói, ngữ điệu ( truyền cảm, rõ ràng, tốc độ vừa phải, âm lượng đủ nghe)
– Tăng khả năng tạo mối quan hệ
Bạn sẽ luôn trong trạng thái hoạt động năng suất và hiệu quả hơn nhiều so với bình thường. Việc dự đoán tất cả những mặt tích cực như trên sẽ giúp bạn có thêm doanh số bán hàng trong ngày. Khả năng cao đó là một trong những ngày bán hàng tốt nhất trong năm của bạn.
2. Tuy nhiên, vào 1 ngày khác năm lần bán hàng của bạn đến vào cuối ngày, thì khoảng thời gian từ sáng đến chiều bị từ chối ấy thực sự tác động mạnh mẽ và tạo sự bất lợi trong tâm lý của bạn. Niềm tin về việc mãi không bán được hàng và cho rằng các vị thần tài đã bỏ rơi bạn vào ngày đặc biệt này và hôm nay sẽ không có gì thành công cả. Bạn có thể tự nhủ: “Hôm nay xui rồi, chắc phải làm bữa thịt cầy giải đen!”
Tác động của niềm tin này ngược lại với niềm tin của kịch bản 1.
Hiệu ứng ngược này tạo nên một loạt các hành động, sự kiện không trực tiếp như sau:
– Giảm đi mức độ tin cậy- Giảm sự nhiết tình và thiếu đam mê
– Tín hiệu ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
– Thiếu thiện cảm, sự chân thành trong giọng nói
– Không nhanh nhạy, không có khả năng tạo mối thiện cảm tức thời với khách
Bạn sẽ thực hiện công việc kém năng suất và hiệu quả hơn so với bình thường và việc dự báo tất cả những tiêu cực ở trên sẽ dẫn đến khả năng doanh số bán hàng trung bình thực sự hôm ấy lại trở thành một trong những ngày bán hàng tồi tệ nhất của bạn.
Cả hai kịch bản này đều do niềm tin thúc đẩy. Nói cách khác, chúng ta biến niềm tin của mình thành hiện thực khi nó tác động đến trạng thái tinh thần và kỹ năng giao tiếp của chúng ta.
Vì vậy, làm thế nào để những người bán hàng giỏi sử dụng Quan điểm để thoát khỏi cái bẫy niềm tin tiêu cực này và thúc đẩy hệ thống niềm tin tích cực trong chính tâm lý bản thân họ? Cùng theo dõi ở bài viết sau nhé.
Theo: NEXTdigi
Ban đầu, Netflix chỉ là một công ty cho thuê băng đĩa. Mô hình này có một giới hạn là khách hàng phải chờ đợi lâu mới nhận được hàng. Cồng kềnh hơn, khi cần thuê một bộ phim mới, khách hàng gửi trả lại đĩa cũ và nhận đĩa mới. Theo đó, số lượng phục vụ bị giới hạn. Với dữ liệu hóa, Netflix có sự thay đổi đột phá về mô hình kinh doanh: Họ bắt đầu chuyển hình thức cho thuê từ vật lý sang phát trực tuyến.
Báo cáo riêng về Netflix trên NASDAQ cho thấy, doanh thu quý II năm 2021 đạt 7,34 tỷ USD tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những bước tiến đột phá của Netflix là sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) để khám phá các khía cạnh mới về hành vi của người dùng và đưa ra các quyết định tiếp thị chiến lược.
Với những dữ liệu thu thập được từ người dùng đã có từ trước, họ đã sử dụng chúng để tạo ra các chương trình phù hợp với insight của từng người dùng.
Ví dụ, dữ liệu thu được cho thấy những người xem ít hơn 15 giờ nội dung trong một tháng có khả năng cao bị hủy tài khoản của họ, Netflix sẽ tìm ra những chương trình và video có thể thu hút được những người dùng này. Ứng dụng sẽ tự động gửi email tiếp thị, thông báo trong ứng dụng hoặc lời nhắc chương trình yêu thích. Tất cả đều được thiết kế để tăng mức độ tương tác của người dùng trên nền tảng. Bằng cách này, Netflix có thể giảm xác suất mất người dùng trả phí.
Một ví dụ khác, nếu người dùng hay xem hoặc để ý tới những bộ phim thuộc thể loại trò chơi sinh tồn như Squid Game thì Netflix sẽ đề xuất các bộ phim tương tự để giữ cho người dùng gắn kết với nền tảng như Alice In Borderland, The Hunger Game, Battle Royale…
Ngoài ra, Netflix cũng cân nhắc kỹ lưỡng thói quen trong một ngày của người dùng. Nền tảng sẽ đề xuất các chương trình ngắn hơn khi bạn mở xem Netflix vào đêm khuya, thay vì đề xuất các chương trình có thời lượng dài. Việc hiển thị đúng nội dung vào đúng thời điểm không chỉ giúp tăng sự tương tác của khách hàng trên nền tảng mà còn nâng cao đáng kể trải nghiệm người dùng.
Các tổ chức và doanh nghiệp có nên thu thập dữ liệu số và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng không? Câu trả lời chắc chắn là có.Tuy nhiên dữ liệu hóa không chỉ là về dữ liệu, mà nó còn liên quan trực tiếp đến rất nhiều công cụ và công nghệ hỗ trợ thu thập dữ liệu, từ đó đặt ra yêu cầu và thách thức lớn cho doanh nghiệp.
Cá nhân hóa và tiếp thị dựa trên dữ liệu là 2 trong số 10 xu hướng digital marketing năm 2020 do các chuyên gia cấp cao của Google nhận định. Trong một vài năm tới, không tổ chức, doanh nghiệp nào có thể hoạt động nếu không khai thác dữ liệu. Do đó, chúng ta cần đối mặt với việc thu thập và sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có của mình.
Một trong những dữ liệu mà bạn có thể thu thập ngay ở thời điểm hiện tại là: thông tin khách hàng, sở thích, thói quen… của họ. Đây chính là những thông tin liên quan đến insight khách hàng mà Marketers hàng ngày đã và đang nghiên cứu, khai thác.
Như vậy chiến lược Dữ liệu hóa và Cá nhân hóa phù hợp đã giúp Netflix thành công trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây chính là xu hướng phát triển mới trong tương lai, do đó các doanh nghiệp hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để trở thành một phần của cuộc cách mạng dữ liệu hóa.
Theo dõi NEXTdigi để đọc các bài viết tiếp theo bạn nhé.
Theo: NEXTdigi